Tất cả 28 RÈM VẢI

Nội dung chính [ Ẩn ]

    Ngày nay, những chiếc rèm vải xuất hiện hầu như ở mọi gia đình. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, với thiết kế nhà hiện đại kiểu mới với rất nhiều những ô cửa kính thì không thể thiếu được những bộ rèm vải để làm cản sáng, cản nắng giúp gian phòng được trở lên mát mẻ, dễ chịu hơn.

    Rèm vải là gì?

    Rèm vải cửa sổ là những màn che nắng, cản sáng được làm ra từ các chất liệu vải như: Vải nhung, vải cotton, vải voan, gấm lụa, lilen, bố tráng cao su non, sợi polyester ( không dệt, không thấm nước )… với thiết kế đa dạng và đầy đủ màu sắc.

    rèm vải chống nắng cho cửa sổ đang được sử dụng trong mỗi gia đình việt nam

    Rèm vải cho gia đình

    Các kiểu may rèm vải

    Loại rèm che nắng này thường được may theo 3 kiểu: May xếp ly, may ore, may định vị và đôi khi cũng có thể kết hợp cả 3 kiểu may.

    May xếp ly - Màn ly bướm: 

    Kiểu may này sẽ được sử dụng đa phần cho vải voan, còn có cách gọi khác là chít ly. Rèm may kiểu xếp ly sẽ mang tới sự mềm mại, nhẹ nhàng,… Và sử dụng thanh ray để giúp quá trình kéo rèm dễ dàng và nhanh chóng hơn.

    May kiểu nữ hoàng - Rèm sò:

    Rèm nữ hoàng làm ra từ những con sò, may uốn lượn kết nối với những phụ kiện như: Tua rèm, hạt cườm, ren… mang tới một sự độc đáo, cổ điển, nhưng lại vô cùng lộng lẫy. Loại rèm này thường được sử dụng cho: Villa, dinh thự, biệt thự, căn hộ, nhà phố với kiểu thiết kế theo hơi hướng cổ điển xa xưa.

    May Orê - Đục lỗ:

    Đây là phương pháp may vô cùng phổ biến, rèm được xỏ khoen và luồn vào thanh, khoen nhựa dẻo giúp giảm ma sát với thanh treo đồng thời giặt rất dễ khi đưa vào máy giặt.

    May định vị:

    Kiểu may rèm vải phòng ngủ này được sử dụng thanh ray, có móc S. Lúc di chuyển sẽ tác động hoàn toàn vào con lăn, làm cho việc kéo/buông rèm trở lên dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể nâng cao chất lượng rèm định vị bằng cách lắp thêm động cơ tự động để điều khiển rèm từ xa.

    Lắp đặt rèm vải tại những vị trí nào?

    Có thể nói rằng, trong tất cả những loại rèm che nắng cho cửa sổ thì rèm vải chính là loại rèm có tính ứng dụng cao nhất. Nó có thể sử dụng cho mọi vị trí trong nhà như: Cửa chính, cửa phụ, cửa sổ phòng ngủ, cửa sổ phòng khách, cửa sổ phòng làm việc…

    Rèm vải cho phòng khách

    Như chúng ta đã biết, phòng khách được xem là bộ mặt của cả ngôi nhà. Đây là nơi mà chúng ta sẽ thường xuyên đón tiếp những vị khách, có thể là khách hàng, đối tác làm ăn, là bạn bè thân quen, bạn bè lâu ngày mới gặp hoặc đơn giản là những người thân của chúng ta. Vì vậy, lựa chọn 1 bộ rèm vải đẹp che cửa phù hợp sẽ tạo cho gian phòng khách sự trong trọng, đầm ấm.

    rèm vải cửa sổ không những để che nắng mà còn dùng để trang trí cho căn phòng

    Sử dụng tại phòng khách

    Rèm vải cho phòng ngủ

    Không gian phòng ngủ cần sự riêng tư tuyệt đối. Những chiếc rèm vải chống nắng cách nhiệt mang tới khả năng cản sáng gần như 100% nên luôn là lựa chọn tối ưu nhất cho không gian này. Ngoài ra, rèm vải còn giúp phòng ngủ của bạn trở lên lãng mạn, thi vị hơn.

    rèm vải sử dụng tại phòng ngủ giúp cản ánh sáng để giấc ngủ được sâu hơn, không gian mát mẻ hơn

    Tạo không gian yên tính, nhẹ nhàng

    Rèm vải cho cửa kính thông tầng

    Kính thông tầng được sử dụng nhiều tại: Biệt thự, nhà phố, dinh thự, Villa, căn hộ… nhằm mang tới một không gian thoáng đãng trong ngôi nhà. Cửa kính thông tầng chính là nơi lấy ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà vì vậy cần phải được lắp những tấm rèm vải lớn để che sáng, cản nắng khi không cần thiết. Ngoài ra khi sử dụng những rầm rèm vải lớn sẽ tạo một sự lung linh cho ngôi nhà.

    rèm vải đẹp và giá thành phải chăng luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình và doanh nghiệp

    Tạo không gian trang hoàng, lộng lẫy

    Chất liệu của vải dùng may rèm

    Vải dùng để may rèm thì có rất nhiều loại khác nhau từ vải nhập khẩu cho tới vải sản xuất trong nước. Trên thực tế, chỉ tính trong nước cũng có tới hàng trăm nhà máy sản xuất vải. Do đó, vải dùng để may rèm có rất nhiều loại. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về những loại chính sau đây:

    Vải Solid :

    Đây là loại vải mang tới khả năng chắn sáng lên tới 99%. Nguyên nhân là do được dệt với mật độ sợi cao cho nên với những mẫu có độ dày cao thì khả năng chắn sáng, cách nhiệt vô cùng ấn tượng.

    Cũng với ưu điểm là dệt với mật độ sợi cao nên vải Solid không chỉ mang tới khả năng chắn sáng tốt mà nó còn có thể ngăn hơi lạnh, giảm tiếng ồn. Rất thích hợp để sử dụng cho những không gian: Chung cư, nhà phố, biệt thự, khách sạn, villa…

    Vải gấm lụa:

    Loại vải này thường có độ dày cao hơn so với vải lụa thông thường. Bề mặt bóng khiến bụi bẩn rất khó bám và khi bám bụi bẩn cũng rất dễ lau chùi. Đây cũng là dòng sản phẩm được in nhiều họa tiết hoa văn hấp dẫn, đẹp mắt.

    Vải gấm bố:

    Đây là loại vải may rèm có màu đơn sắc trơn, đơn giản với sợi vải lớn và chắc chắn. Rèm vải gấm bố rất phù hợp với những nơi không gian rộng lớn như: Resort, Villa & biệt thự cổ điển. Loại rèm vải này cũng có thể ép thêm một lớp Silicon lót phía dưới nếu như khách hàng muốn che 100% ánh sáng.

    Vải gấm thêu:

    Đây cũng là chất liệu vải mang tới khả năng cản sáng 100%, vải được làm từ chất liệu gấm, thêu hoa văn nổi 3D. Mẫu vãi này được khách hàng vô cùng ưa thích bởi công năng sử dụng cao mà độ bền lại vô cùng tốt. Bên cạnh đó là vẻ đẹp mặt, quyến rũ mang tính nghệ thuật

    Vải gấm nhung:

    Loại vải này thường được dùng để may những chiếc rèm cao cấp. Có sợi nhung dệt vào vải rất chắc chắn, có thể vệ sinh thoải mái mà không lo bị bung ra. Loại vải nhung này cao cấp hơn loại vải nhung 4 chiều và 2 chiều hay dùng ở phông rèm hội trường.

    Để giảm sự hấp thụ nhiệt thì bề mặt vải thường sẽ là mặt trơn, có thể thêu hoa văn nổi, dập trìm hoặc là màu đơn sắc.

    Loại vải gấm nhung này thích hợp sử dụng cho những ngôi nhà gần mặt đường, nhà hàng, phòng hội trường, phòng chụp hình… không gian mang hơi hướng cổ điển

    Trên thực tế thì còn rất nhiều loại vải khác có thể dùng để may rèm vải. Và nếu như bạn mong muốn chiếc rèm vải của bạn được may bằng chất liệu gì thì hãy nói rõ mong muốn của mình để bộ phận tư vấn mua hàng sẽ đưa ra những mẫu phù hợp nhất với tiêu chí bạn đề ra.

    Bộ phụ kiện rèm vải gồm những gì?

    Để một bộ rèm cửa hoàn thành sẽ có những phụ kiện chính như sau: Thanh treo rèm, đầu chụp thanh treo, dây cột rèm, tay vén rèm, bát trần - bát tường…

    Thường đối với những không gian có thiết kế mang hơi hướng cổ điển thì chúng ta mới cần chuẩn bị phụ kiện cầu kỳ và tinh tế hơn một chút. Còn đối với những không gian nhà đơn giản, hiện đại thì các dạng phụ kiện đi kèm cùng nhau, cùng vải với rèm sẽ vô cùng sang trọng.

    Để có thể lắp được 1 bộ rèm vải tốt, chất lượng thì bạn cũng cần phải lưu ý trong việc chọn bộ phụ kiện chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng nhiều, thông thường các nhân viên bán hàng họ sẽ nghe mong muốn của khách hàng và đưa ra những lựa chọn tốt nhất để khách hàng cân nhắc.

    Thanh treo rèm: 

    thanh treo rèm là một trong những phụ kiện quan trọng nhất của rèm vải

    Thanh treo

    Bạn có thể sử dụng thanh treo rèm đi theo do nhà cung cấp sản xuất hoặc lựa chọn loại cao cấp hơn tùy vào điều kiện kinh tế.

    Tay vén rèm:

    rèm vải giá rẻ đẹp là sự lựa chọn tốt nhất trong năm 2022

    Tay vén

    Dây cột rèm:

    rèm vải phòng khách đẹp sang trọng

    Dây cột

    Bát đỡ rèm (hay giá đỡ):

    Mỗi loại rèm cửa đều có thể gắn tường hoặc gắn trần, từ đó sẽ có bát tường và bát trần. Để đảm bảo tính an toàn cho gia chủ khi sử dụng thì nhà cung cấp rèm cửa sẽ có trách nhiệm chọn loại bát đỡ phù hợp nhất.

    bát đỡ rèm là phụ kiện không thể thiếu khi lắp đặt rèm vải các loại

    Giá đỡ

    Khoen:

    Đây là phụ kiện thường được dùng cho rèm may kiểu orê – đục lỗ. Thiết kế khoen nhựa hoàn toàn dễ dàng giặt ngay cả khi cho vào máy giặt.

    khoen rèm -  phụ kiện quan trọng và làm nên tính thẩm mỹ cho chiếc rèm vải gia đình

    Khoen rèm

    Hướng dẫn chọn rèm vải phù hợp với không gian nội thất

    Để chọn được 1 bộ rèm vải phù hợp với mong muốn, phù hợp với không gian nhà của bạn là điều không quá khó. Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra một vài những gợi ý sau đây để bạn dễ dàng hơn trong những lựa chọn của mình.

    Chọn rèm vải phù hợp nội thất trong nhà:

    Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cho nên khi bạn có nhu cầu mua rèm thì cần tìm hiểu xem không gian nhà mình thiết kế theo phong cách nào, nội thất ra sao, từ đó sẽ lên được ý tưởng cho trang trí rèm.

    Đối với những ngôi nhà hơi hướng cổ điển, không gian rộng lớn thì nên chọn mẫu rèm vải 2 lớp. Với những ngôi nhà phong cách hiện đại, chiều cao tiêu chuẩn thì nên sử dụng loại rèm vải đơn giản, sáng màu. Lựa chọn này tương tự cho các ngôi nhà mặt phố sẽ là rèm vải đơn giản, sáng màu, ít họa tiết, hoa văn rườm ra.

    Chọn kích thước rèm vải:

    Khách hàng cần lựa chọn rèm với độ dài vừa phải. Tiêu chuẩn về kích thước với một chiếc rèm vải đó là cách mặt sàn khoảng 5(cm) và buông dưới cửa sổ khoảng 40(cm). Nếu khách hàng chọn lắp đặt rèm dài chớm đất hoặc quá ngắn sẽ mất đi tính thẩm mỹ cho căn phòng.

    Chọn màu sắc cho rèm:

    Chắc chắn rồi, màu sắc rèm chính là yếu tố then chốt quyết định vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho cả gian phòng. Do đó, cần chọn màu rèm hài hòa nhất với nội thất để làm nên một không gian lý tưởng.

    Với gian phòng nhỏ và ít ánh sáng thì nên lựa chọn loại rèm với tông màu nhẹ nhàng, sáng thì không gian phòng sẽ trở lên thanh thoát hơn. Với các căn phòng lớn, nhiều ánh sáng chiếu vào thì rèm màu trầm sẽ là phù hợp nhất.

    Bạn cũng có thể chọn màu rèm theo tính chất của từng mùa. Mùa hè thì chọn các màu sáng như: Xanh dương, xám, kem…Mùa đông thì chọn màu tối một chút như: Tím nhạt, socola, đỏ đô…

    Chọn màu rèm phù hợp phong thủy nhà:

    Quan niệm về màu sắc hợp phòng thủy vẫn luôn là chủ đề gây ra những quan điểm trái chiều. Có người cho là không đúng nhưng cũng có nhiều người cho rằng đúng. Trên thực tế, đúng hay sai là ở suy nghĩ của mỗi người, miễn sao gia chủ cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào một sự may mắn, an lành, bình an đối với gia đình của họ.

    Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về các mẫu rèm vải hiện đang có trên thị trường. Hy vọng với những thông tin nay, Quý khách hàng sẽ có đủ cái nhìn tổng quan nhất để dựa vào đó có thể chọn lựa được một hoặc nhiều bộ rèm cửa vải tốt và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Chúc Quý khách hàng gặp nhiều may mắn!